Xanh hóa ngành dệt may là xu thế tất yếu của các quốc gia, mọi doanh nghiệp phải triển khai nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, việc “xanh hóa” dệt may là xu thế tất yếu của nước ta.
Mặc dù ngành dệt may Việt Nam nhìn nhận vấn đề này từ rất sớm, nhưng tiềm lực tài chính hạn hẹp cho nên không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để đẩy nhanh quá trình “xanh hóa”.

xanh hóa ngành dệt may
Xanh hóa ngành dệt may

Đẩy mạnh đầu tư để xanh hóa ngành dệt may

Đầu tháng 4 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường châu Âu nhằm thực hiện chiến lược về hàng dệt may bền vững và tuần hoàn tầm nhìn 2030. Theo đề xuất của EC, mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và tái chế,…

Điện mặt trời có thể giảm nguy cơ thiếu điện sản xuất trong những tháng cao điểm, giúp nhà máy “xanh” hơn. Việc “xanh hóa” nhà máy là một xu hướng tất yếu nếu doanh nghiệp muốn giữ chân khách hàng cũng như người lao động. Tuy nhiên, phải nhìn vào tiềm lực của từng đơn vị mà “xanh hóa” từng phần, không nên đầu tư các nhà máy có tiêu chuẩn quá cao, khi đó sẽ kéo theo rất nhiều chi phí tăng theo, doanh nghiệp hoạt động không có lãi,…

Xanh hóa ngành dệt may với 3 yếu tố cơ bản xanh hoa nganh det may Viet Nam
Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam

Xanh hóa dệt may

Những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức khi phải đáp ứng được quy định khắt khe của khách hàng trong việc “xanh hóa” sản xuất, bao gồm một số cam kết như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải,…

Các quy chuẩn và đánh giá sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ngày càng cao dựa trên mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp về trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, xã hội và người tiêu dùng toàn cầu trước khi các sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên, các quy chuẩn này sẽ không cố định mà liên tục thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Việt Nam ký đều có các quy tắc, cam kết về bảo vệ môi trường và phát thải thấp. “Xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu chứ không chỉ riêng tại Việt Nam. Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai bằng việc đầu tư công nghệ sản xuất, tự động hóa, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động, giúp tăng tính cạnh tranh đối với khách hàng và người tiêu dùng.

Những sản phẩm có vòng đời ngắn, gây ra nhiều chất thải sẽ không có cơ hội vào thị trường EU, phải thay thế bằng sản phẩm có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và tái chế, người tiêu dùng được tiếp cận các thông tin qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số từng sản phẩm,…

Thị trường EU tiêu thụ mặt hàng dệt may với tổng cầu đạt hơn 80 tỷ Euro. Muốn xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, sử dụng nguyên liệu tái chế để hạn chế khai thác tài nguyên; thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn, có thể làm lại để sử dụng lại “made to remade”, sản phẩm tự phân hủy sau 5-10 năm,…

Các đơn vị cần ứng dụng công nghệ cao trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng có thể nắm được thông tin của sản phẩm từ nguyên liệu, các công đoạn sản xuất, phân phối, cách thức sử dụng, thời gian phân hủy,…

Ba yếu tố cơ bản của xanh hóa dệt may

Một trong những bước để “xanh hóa” nhà máy chính là việc sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới, hiện đại nâng cao năng suất, giảm nhân công, tiết kiệm năng lượng,… hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững.

Đối với doanh nghiệp dệt may, lượng điện sử dụng rất lớn. Các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã lắp đặt điện mặt trời trên mái của các xưởng, có thể đáp ứng khoảng 20% tổng lượng điện tiêu thụ của ngành sợi và 35% tổng lượng tiêu thụ đối với ngành may.

Vì vậy, muốn “xanh hóa ngành dệt may”, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư, đổi mới trang thiết bị hiện đại, đồng thời tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đa dạng hóa thị trường,… nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể về quỹ đất, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, quỹ tài chính về môi trường,… để các doanh nghiệp theo hướng xanh có thể tiếp cận quỹ, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính thuận lợi, giá hợp lý hơn, đẩy nhanh quá trình đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trích từ Báo Nhân dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *