Bệnh tiểu đường loại 1 ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc trên.


Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường loại 1 đến giấc ngủ

Người bệnh tiểu đường loại 1 có thể bị mất ngủ vì tiểu đường cụ thể do những vấn đề như chỉ số đường huyết cao hay thấp, thiết bị báo thức về đêm khuya, những lần đi vệ sinh và sự lo lắng của người bệnh.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến với bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào, trong đó có tiểu đường loại 1. Giấc ngủ của người bệnh có thể bị gián đoạn do cả khía cạnh hành vi và sinh lý, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tiến triển của bệnh và sự phát triển của các biến chứng nghiêm trọng xảy ra cho người bệnh.

Theo thông tin của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một phần ba người Mỹ trưởng thành không ngủ đủ giấc, mà Học viện Y học về giấc ngủ Hoa kỳ định nghĩa cho người lớn từ 18 đến 60 tuổi là 7 giờ trở lên mỗi ngày.

Thiếu ngủ mãn tính có liên quan đến tăng nguy cơ một số bệnh như béo phì, bệnh tim, tiểu đường loại 2, tăng huyết áp, đột quỵ, tăng căng thẳng, tăng tỷ lệ tai nạn và thậm chí tử vong sớm.

Trà hoa vàng tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 1
Trà hoa vàng tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 1

Đối với học sinh, nếu không đảm bảo giấc ngủ trên 7 tiếng mỗi đêm cũng có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi nguy hiểm hơn, chẳng hạn như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, không thắt dây an toàn khi lái xe và uống rượu khi lái xe so với những học sinh ngủ từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm.

Ngủ đủ giấc đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh mắc bệnh tiểu đường loại 1, vì thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng kháng insulin, suy nhược tinh thần và khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường nói chung trở nên khó khăn hơn nhiều.

Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1 có thể xảy ra ở cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Một nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 trải qua những giấc ngủ kém chất lượng do chủ quan chiếm đến 35% thời gian, so với 20% thời gian ở những người không mắc bệnh này.

Hội chứng chân không yên, trong đó giật chân không chủ ý và chuột rút chân suốt đêm làm rối loạn cả chất lượng và thời gian của giấc ngủ. Người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 1 có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn những đối tượng trẻ tuổi hơn.

Rối loạn giấc ngủ nói chung và chất lượng giấc ngủ kém. Trong một cuộc khảo sát nghiên cứu năm 2020, trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho biết mức độ rối loạn giấc ngủ cao hơn nhiều do với trẻ em không mắc bệnh này. Trong một nghiên cứu khác, những người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 1 trong độ tuổi từ 30 đến 40 đã báo cáo rằng chất lượng giấc ngủ của họ kém hơn những người không mắc bệnh dựa trên sáu thước đo về chất lượng cuộc sống.

Tất cả những tình trạng trên góp phần gây ra không chỉ chứng mất ngủ mà cả tình trạng buồn ngủ ban ngày, điều này có tác động tiêu cực không chỉ đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn cả chất lượng cuộc sống nói chung. Khi người bệnh tiểu đường loại 1 không thể ngủ đủ giấc, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng tăng insulin trong máu hay còn gọi là kháng insulin do nồng độ cortisol tăng vọt, nên không thể kiểm soát lượng đường trong máu ở chỉ số bình thường.

Hậu quả của việc mất ngủ vào ban đêm khiến người bệnh gặp phải tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, kéo theo tình trạng sẽ ngủ vào buổi trưa. Việc này khiến người bệnh khó có thể ngủ ngon giấc vào ban đêm, dẫn đến chứng mất ngủ kinh niên. Tất cả những điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu và chỉ số HbA1C cao hơn. Đây là 1 vòng luẩn quẩn của tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người tiểu đường loại 1.

Trà hoa vàng Gia Lai, thương hiệu KINKA
Trà hoa vàng Gia Lai, thương hiệu KINKA

Làm thế nào để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người tiểu đường tuýp 1?

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được thư giãn.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, soda, trà vào buổi chiều và buổi tối gần giờ đi ngủ.
  • Người bệnh tiểu đường loại 1 tránh uống nhiều nước vào buổi tối, có thể phải đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Chỉ nên nghỉ trưa từ 15 -20 phút mỗi ngày, không nên ngủ trưa quá lâu.
  • Nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định phù hợp với lịch sinh hoạt hằng ngày và đảm bảo khoa học.
  • Nên kiểm tra chỉ số đường máu trước khi đi ngủ nhằm đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn cho người bệnh tránh tình trạng hạ đường huyết khi ngủ.
  • Tắt các thông báo trên thiết bị điện tử không cần thiết như điện thoại thông minh.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp tránh quá lạnh hoặc quá nóng, lý tưởng nhất là nên để ở nhiệt độ từ 20 – 22 độ C.
  • Khi ngủ vào ban đêm, nên tắt tất cả bóng đèn hay các thiết bị phát sáng nhằm tạo môi trường tối nhất có thể để tránh kích thích thị giác ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Để giúp cơ thể thư giãn hơn, có thể tắm với nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Không nên để các vật nuôi bên trong phòng ngủ, đặc biệt tránh xa giường ngủ vì có thể lông của chúng khiến chúng ta hắt xì, khó thở đối với những người dễ bị dị ứng.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút vì có thể dẫn đến tình trạng mắt dễ bị căng thẳng gây ra việc khó đi vào giấc ngủ.
  • Nên bổ sung một số thực phẩm vào thực đơn hàng ngày có chứa melatonin như anh đào, bột yến mạch, quả lựu, nho hoặc quả óc chó sẽ giúp cơ thể dễ dàng có giấc ngủ sâu hơn.
  • Tạo thói quen thực hiện một số hoạt động như thiền, tập yoga, đọc sách hoặc viết nhật ký trước khi đi ngủ.
  • Có thể dùng một số ứng dụng trên điện thoại thông minh để theo dõi giấc ngủ về thời gian, tỷ lệ phần trăm giấc ngủ sâu, lời khuyên về giấc ngủ…

Nếu tình trạng giấc ngủ không được cải thiện hơn sau khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm nhằm giúp người bệnh tiểu đường có một giấc ngủ chất lượng hơn.

Theo thời gian, nếu mất ngủ thường xuyên có thể có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí tử vong. Đặc biệt, những vấn đề sức khỏe càng trầm trọng hơn ở những người bệnh tiểu đường loại 1, với giấc ngủ kém dẫn đến tình trạng kháng insulin, chức năng miễn dịch suy giảm, dễ dẫn đến hạ đường huyết. Từ đó, việc quản lý điều trị bệnh đáo tháo đường có thể khó khăn hơn.

Nguồn: Healthline.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *