Vải không dệt được sử dụng trong ngành sản xuất, đặc biệt là sản phẩm khẩu trang, là các loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim.


Nguồn gốc và quá trình tạo ra vải không dệt

Nguồn gốc của vải không dệt (Non-woven fabric) xuất phát phát hiện bất ngờ của một số khách lữ hành đi qua sa mạc. Họ đặt một búi len lên dép để tránh bị đau chân. Nhờ áp lực của bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ không khí, các búi len đã đan vào nhau và tạo thành một tấm vải hoàn chỉnh. Sau đó, vào thế kỷ XIX, kỹ sư may Garnett đã phát triển phương pháp liên kết các sợi xơ lại với nhau bằng chất kết dính, và đó là bước đầu tiên cho sự phát triển của vải không dệt.

Đây là một loại vải được tạo thành từ các hạt polypropylene (nhựa tổng hợp) hoặc có thể kết hợp với các thành phần bổ sung khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Quá trình sản xuất vải này bao gồm đun nóng chảy và kéo thành từng sợi, sau đó liên kết chúng lại với nhau bằng dung môi hóa chất hoặc nhiệt cơ khí.

Vải không dệt ứng dụng trong y tế
Sản xuất khẩu trang bằng vải không dệt

Ưu điểm của Vải không dệt

Vải không dệt có nhiều ưu điểm, bao gồm độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, màu sắc đồng bộ và khả năng in ấn dễ dàng, đồng thời thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.

Giá thành của vải không dệt cũng thấp hơn so với một số chất liệu khác. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như tuổi thọ không cao, dễ bị biến đổi tính chất khi tiếp xúc với nước.

Phân loại

Hiện nay, vải không dệt được chia thành 8 loại chính dựa trên quy trình sản xuất, bao gồm:

  • Spunlace: Sử dụng các miếng polyme, xơ ngắn và filament được ép trực tiếp với nhau để tạo thành một mạng lưới sợi. Các công nghệ sử dụng trong quá trình này bao gồm kéo sợi hoặc đâm kim, và cũng có thể sử dụng phương pháp cán nóng để tạo ra vải không dệt Spunlace. Loại vải này thường được sử dụng trong khẩu trang, vải lọc, khăn ướt, v.v.
  • Liên kết nhiệt: Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào gia nhiệt và làm mát.
  • Pulp airlaid: Còn được gọi là giấy không bụi. Công nghệ air-laid được sử dụng để tạo các tấm ván sợi gỗ duy nhất, sau đó dùng dòng khí để kết tụ các sợi này thành các màn lưới. Cuối cùng, chúng sẽ được gia cố thành vải.
  • Loại ướt: Quy trình sản xuất vải không dệt ướt bao gồm đặt nguyên liệu trong nước để tách các sợi đơn. Sau đó, các nguyên liệu khác được trộn vào để tạo hỗn hợp, sau đó tiến hành tạo màng và gia cố.
  • Spunbond: Quy trình sản xuất bao gồm ép đùn, kéo sợi polymer, kết lưới, kết dính, và liên kết nhiệt, cơ học, hoặc hoá học.
  • Meltblown: Sợi polymer nóng được đùn qua khuôn thẳng có lỗ nhỏ để tạo sợi. Sau đó, sợi được kéo căng và làm mát, tạo thành lưới, lọc và thành vải.
  • Vải không dệt dập kim: Sợi vải được gia cố bằng cách dập kim.
  • Stitch: Sử dụng cấu trúc vòng sợi dệt kim dọc để cố định các lớp sợi và lớp lưới, từ đó tạo thành vật liệu không dệt được “khâu” thành vải không dệt.
Ứng dụng vải không dệt trong y tế
Ứng dụng vải không dệt trong y tế

Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

  • Nông nghiệp để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh và giữ ẩm cho hạt giống nảy mầm nhanh hơn.
  • Trong y tế, vải không dệt được sử dụng để làm áo phẫu thuật, khẩu trang và áo cách ly.
  • Trong lĩnh vực may mặc, nó được dùng để sản xuất túi vải không dệt, đế giày và lót giày. Bên cạnh đó, vải không dệt còn được sử dụng để làm các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, găng tay và mặt nạ chống khói, bụi.
  • Hàng không cũng sử dụng vải không dệt để làm đồ nội thất máy bay và đồ dùng một lần cho khách hàng.

Trường Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *